Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản là chủ điểm kiến thức vô cùng quan trọng trên hành trình chinh phục môn ngoại ngữ này. Nắm vững các kiến thức ngữ pháp chính là bước đệm để bạn có thể chạm tới những mục tiêu xa hơn nhờ vào tiếng Anh như du học, đạt điểm cao,chứng chỉ…Đừng quá lo lắng nếu bạn đang mất gốc hoàn toàn, hãy bắt đầu ngay với 5 cấu trúc cơ bản dưới đây nhé:
1. Các thành phần cơ bản trong câu
1.1 Chủ ngữ
Khái niệm
- Tương tự như trong tiếng Việt, một câu nói hoàn chỉnh trong tiếng Anh bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.
- Trong đó, chủ ngữ thường chỉ người hoặc vật, thực hiện hành động được nói đến.
Cấu trúc của chủ ngữ
- Chủ ngữ thường đứng đầu câu và đôi khi có thể đứng ở giữa câu, sau trạng từ, câu có vị ngữ được đảo lên trước, trong câu bị động.
- Cấu trúc của chủ ngữ bao gồm 3 trường hợp:
- Chủ ngữ là cụm danh từ: Khi đó chủ ngữ sẽ bao gồm một danh từ và các từ bổ nghĩa. Ex: Young lady with a blue skirt looks like a supermodel.
- Chủ ngữ là đại từ: Đại từ thường xuất hiện trong câu thứ hai, thay thế cho cụm danh từ đã xuất hiện ở câu trước đó. Ex: My tiny cat is chasing a mouse.
- Chủ ngữ là dạng đặc biệt: Trong một số tình huống hiếm gặp, chủ ngữ trong câu sẽ xuất hiện ở dạng V-ing, Verb hoặc một Clause (mệnh đề). Ex: Swimming is good for kids.

1.2 Động từ
Khái niệm
- Động từ dùng để diễn tả hành động của chủ thể được nói đến trong câu. Động từ thường có vai trò vị ngữ.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chúng có thể được đặt ở đầu câu làm chủ ngữ.
Động từ chính là gì?
- Động từ chính hay Main Verb là động từ diễn tả hành động trong câu; bổ nghĩa trực tiếp cho chủ ngữ.
- Mỗi động từ có thể được chia theo 6 dạng, bao gồm: nguyên thể, thêm s/es, quá khứ, to-V, V-ing, bất quy tắc.

Xác định vị trí của động từ
- Câu 1 động từ: Câu chỉ có duy nhất một động từ chính thường được chia theo đặc điểm của chủ ngữ và thời điểm diễn ra sự việc (Các thì). Ex: Timothy goes to school at 7 a.m.
- Câu có 1 động từ chia theo thì và 1 động từ khác: Nếu câu có từ 2 động từ nhưng chỉ một trong hai được chia có nghĩa là một động từ đằng trước có vai trò bổ trợ cho động từ chính. Chủ yếu là to be, động từ khuyết thiếu, V – to…Ex: Jane is cleaning her room.
- Câu có 2 động từ chia: Đa số trường hợp có 2 động từ được chia thường đặt trong mệnh đề quan hệ, câu gián tiếp hoặc câu ghép. Ex: I broke a vase when I played with my dogs. Trong câu này, “broke” được xác định là động từ chính và “played” chỉ nằm trong câu bổ trợ, nhằm cung cấp thông tin cho câu trước đó.
1.3 Vị ngữ
Khái niệm
Vị ngữ có vai trò diễn tả hành động, tính chất sự việc có liên quan trực tiếp đến chủ ngữ. Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ để mô tả những hành động liên tiếp.
Cấu trúc của vị ngữ
- Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Trong một số trường hợp nhất định, vị ngữ có thể đứng đầu câu mà không làm thay đổi nghĩa ban đầu.
- Vị ngữ là cụm động từ: Vị ngữ sẽ được cấu trúc gồm động từ và tân ngữ (không bắt buộc). Ngoài ra, có thể kể đến một số động từ đặc biệt đi kèm với V-ing, to V hoặc V-inf. Ex: Marry is running.
- Vị ngữ có trợ động từ: Động từ trong câu có thể xuất hiện cùng một số trợ từ chỉ thời điểm nói (Tenses), động từ khuyết thiếu, câu bị động…Ex: I must finish my homework.
- Một số trường hợp khác: Nếu cần diễn tả cụ thể về một chủ thể, vị ngữ thường sẽ đi cùng với tobe hoặc become và một cụm danh từ. Ex: Mr. Smith is a good teacher
1.4 Một số thành phần khác
Bên cạnh những yếu tố chính như đã nêu trên còn các thành phần phụ khác như:
Trạng ngữ
- Đây là những từ bổ nghĩa cho động từ và tính từ trong câu.
- Trạng ngữ miêu tả mức độ và trạng thái của những từ đó.
Giới từ – cụm giới từ
- Các giới từ trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thường không đứng riêng lẻ mà sẽ được đặt trước danh từ hoặc cụm danh từ, động từ.
- Trong đó, các cụm giới từ thường được cấu thành bởi sự kết hợp giữa giới từ với cụm danh từ, đại từ, trạng từ, cụm trạng từ, V-ing…

Liên từ
- Để các sự kiện trong câu có sự chuyển ý mượt mà và logic hơn, đó là lúc bạn cần sự trợ giúp từ các liên từ.
- Các liên từ trong tiếng Anh được chia thành 3 loại chính, bao gồm liên từ kết hợp, liên từ tương quan và liên từ phụ thuộc.
Trợ động từ
- Đây là một số từ có vai trò bổ nghĩa và giúp các động từ khác hình thành nên các thể nghi vấn, phủ định hay nhất mạnh…
- Trong tiếng Anh có tất cả 12 trợ động từ khác nhau, đó là: be, have, do, can, shall, will, may, must, need, ought (to), dare, used (to).
2. 12 thì trong tiếng anh
Để sử dụng thành thạo tiếng Anh và tự tin vượt qua các bài thi, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua kiến thức về các thì (Tense)
2.1 4 thì hiện tại
Trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản bao gồm 4 thì hiện tại.
Thì hiện tại đơn (Simple present tense)

-
- Dùng để diễn tả một chân lý, sự thật hiển nhiên hoặc một hành động lặp đi lặp lại theo thói quen.
- Dấu hiệu nhận biết: Every day/ week/ month, always, often, usually, frequently, sometimes, rarely…
- Công thức:
-
- (+) S + V(s/es) + O
- (-) S + do not /does not + V_inf
- (?) Do/Does + S + V_inf?
Thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous tense)

-
- Khái niệm: Thì hiện tại tiếp diễn được dùng để diễn tả sự việc đang xảy ra tại thời điểm nói, dùng trong câu mệnh lệnh hoặc nói về các dự định trong tương lai.
- Dấu hiệu nhận biết: Now, right now, at the moment Listen!, at present, Look!…
- Công thức:
-
- (+) S + am/is/are + V_ing
- (-) S + am/is/are + not + V_ing
- (?) Am/Is/Are + S + V_ing?
Thì hiện tại hoàn thành (Present perfect tense)

-
- Khái niệm: Dùng để diễn tả một hành động hoặc sự kiện đã bắt đầu trong quá khứ và tiếp tục kéo dài tới hiện tại hoặc tương lai.
- Dấu hiệu nhận biết: Just, already, recently, lately, never, ever, not….yet, since, for…
- Công thức:
-
- (+) S + have/has + V3/ed + O
- (-) S + have/has + not + V3/ed + O
- (?) Have/has + S + V3/ed + O?
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present perfect continuous tense)

-
- Khái niệm: Đây là thì diễn tả những sự việc, hành động bắt đầu trong quá khứ và tiếp tục ở hiện tại có thể tiếp diễn ở tương lai. Hoặc những sự việc đã kết thúc nhưng kết quả còn lưu lại ở hiện tại.
- Dấu hiệu nhận biết: All day/week/month, since, for
- Công thức:
-
- (+) S + have/has + been + V_ing
- (-) S + have/has + not + been + V_ing
- (?) Has/ Have + S + been+ V_ing?
2.2 4 thì quá khứ
Bên cạnh thì hiện tại, để diễn tả những hành động trong quá khứ người ta thường sử dụng một trong 4 thì sau đây:
Thì quá khứ đơn (Past simple tense)

-
- Khái niệm: Thì quá khứ đơn được dùng để diễn tả hành động, sự việc đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ hoặc trong câu điều kiện loại 2.
- Dấu hiệu nhận biết: Ago, in, yesterday, last night/month.
- Công thức:
-
- (+) S + V2/ed + O
- (-) S + didn’t + V_inf + O
- (?) Did + S + V_inf + O?
Thì quá khứ tiếp diễn (Past continuous tense)

-
- Khái niệm: Diễn tả sự việc hoặc hành động đang diễn ra ở một thời điểm trong quá khứ. Hoặc một hành động đang xảy ra trong quá khứ thì bị cắt ngang bởi một hành động, sự kiện khác.
- Dấu hiệu nhận biết: At, at this time last night, when/ while/ as, from…to
- Công thức:
-
- (+) S + was/were + V_ing + O
- (-) S + was/were + not + V_ing + O
- (?) Was/were + S + V_ing + O?
Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect tense)

-
- Khái niệm: Dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn hoặc trong câu điều kiện loại 3.
- Dấu hiệu nhận biết: By the time, as soon as, prior to that time, before, after, when, until then…
- Công thức:
-
- (+) S + had + V3/ed + O
- (-) S + had + not + V3/ed + O
- (?) Had + S + V3/ed + O?
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect continuous tense)

-
- Khái niệm: Đây là thì được dùng nhằm nói về một hành động, sự kiện đang diễn ra và kết thúc trước một hành động cũng xảy ra trong quá khứ.
- Dấu hiệu nhận biết: Before, after, since, for, until then
- Công thức:
-
- (+) S + had been + V_ing + O
- (-) S + had + not + been + V_ing + O
- (?) Had + S + been + V_ing + O?
2.3 4 thì tương lai
Trong tiếng Anh, để nói về những hành động ở tương lai, chúng ta sẽ sử dụng một trong 4 thì như dưới đây:
Thì tương lai đơn (Simple future tense)

-
- Khái niệm: Thì tương lai đơn dùng khi muốn diễn tả một hành động, quyết định không theo kế hoạch, tự phát ngay tại thời điểm nói.
- Dấu hiệu nhận biết: Tomorrow, next week/ month/ year, in, from now…
- Công thức:
-
- (+) S + will/shall/ + V_inf + O
- (-) S + will/shall + not + V_inf + O
- (?) Will/shall + S + V_inf + O?
Thì tương lai tiếp diễn (Future continuous tense)

-
- Khái niệm: Dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
- Dấu hiệu nhận biết: Next year, next week, in the future, and soon, next time…
- Công thức:
-
- (+) S + will/shall + be + V-ing
- (-) S + will/shall + not + be + V-ing
- (?) Will/shall + S + be + V-ing?
Thì tương lai hoàn thành (Future perfect tense)

-
- Khái niệm: Dùng để diễn tả một hành động hay sự việc hoàn thành trước một thời điểm trong tương lai.
- Dấu hiệu nhận biết: By, before, by the time, by the end of…
- Công thức:
-
- (+) S + shall/will + have + V3/ed
- (-) S + shall/will + NOT + have + V3/ed + O
- (?) Shall/Will+ S + have + V3/ed?
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future perfect continuous tense)

-
- Khái niệm: Dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ xảy ra và xảy ra liên tục trước một thời điểm nào đó trong tương lai.
- Dấu hiệu nhận biết: For, by/ before, by the time, by then…
- Công thức:
-
- (+) S + will/shall + have been + V_ing
- (-) S + will not + have been + V_ing
- (?) Will/shall + S + have been + V-ing?
3. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh
3.1 Khái niệm
- Cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh được chia thành 2 dạng chính là dạng câu đơn và câu phức.
- Khi tìm hiểu kỹ về chủ điểm kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu được cách sử dụng từ loại và diễn đạt ý gãy gọn hơn.
3.2 Vai trò
- Cấu trúc ngữ pháp giúp người học hiểu hơn về vai trò của từng thành phần trong câu. Qua đó sắp xếp, chọn lọc từ ngữ để tạo thành một câu nói hoàn chỉnh.
- Một câu văn có cấu trúc đúng sẽ góp phần tạo nên một đoạn văn hoặc bài luận chỉn chu về mặt ngữ pháp lẫn ý nghĩa.
3.3 5 Cấu trúc cơ bản
- Cấu trúc cơ bản bao gồm: S (chủ ngữ) + V (động từ) + O (tân ngữ).
- Một số câu có thể sử dụng thêm Adv (trạng từ), adj (tính từ), complement (bổ ngữ) để làm rõ cho hành động của chủ thể.

3.4 Các cấu trúc khác
Thông thường trong câu, chủ ngữ và động từ chính là hai yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên trong một số trường hợp, có thể xuất hiện 2 động từ hoặc đi kèm với các cụm động từ như:
- Ex1: The man who is running stolen my wallet
- Ex2: We are going to parc on weekend
- Ex3: Her mother is angry at her bad test results
4. Các loại câu trong tiếng anh
4.1 Câu điều kiện
- Câu điều kiện trong ngữ pháp tiếng Anh căn bản được dùng để nói lên giả thiết về một sự việc, sự kiện có thể xảy ra dưới những điều kiện nhất định.
- Câu điều kiện gồm 2 phần chính là mệnh đề điều kiện và mệnh đề chính (mệnh đề kết quả).

Câu điều kiện loại 0
- Công thức: If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh
- Được dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc thói quen.
Câu điều kiện loại 1
- Công thức: If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + V
- Dùng diễn tả điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại/tương lai.
Câu điều kiện loại 2
- Công thức: If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V
- Dùng để diễn tả điều kiện không có thật ở hiện tại.
Câu điều kiện loại 3
- Công thức: If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could…+ have + V(pp)/Ved
- Là mẫu câu điều kiện không có thật trong quá khứ
4.2 Câu bị động
Câu bị động được dùng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động bằng cách đảo tân ngữ lên trước. Động từ của câu bị động bắt buộc phải chia theo thì của câu chủ động.
- Câu chủ động: S1 + V + O
- Câu bị động: S2 + Tobe+ V phân từ II
4.3 Câu so sánh
- Câu so sánh được được dùng so sánh giữa các chủ thể khác nhau.
- Câu so sánh trong tiếng Anh còn giữ vai trò nhấn mạnh tính chất của sự việc; góp phần khiến cho câu văn của bạn trở nên hoa mỹ hơn.

So sánh bằng
- Với tính từ/trạng từ: S + V + as + (adj/ adv) + as
- Với danh từ: S + V + the same + (noun) + as
So sánh hơn
- Với tính từ/trạng từ ngắn: S + V + (Adj/Adv) + “-er” + than
- Với tính từ/trạng từ dài: S + V + more + Adj/Adv + than
So sánh hơn nhất
- Với tính từ/trạng từ ngắn: S + V + the + Adj/Adv + -est
- Với tính từ/trạng từ dài: S + V + the + most + Adj/Adv
4.4 Câu trực tiếp gián tiếp
- Câu gián tiếp là loại câu diễn đạt lại ý của người nói, thường đi cùng với một mệnh đề tường thuật có vai trò dẫn dắt.
- Điểm đặc biệt nhất khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp chính là bước lùi thì, đổi tân ngữ, trạng từ…
Bảng chuyển đổi thì

Bảng chuyển đổi tân ngữ

Đổi trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian

Câu gián tiếp dạng trần thuật
Công thức:
S + động từ tường thuật (thường lá says/said/told…) + mệnh đề tường thuật
Câu gián tiếp dạng Yes/No question
Công thức:
S + asked/ wanted to know/ wondered + if/whether + S + V + O…
Câu gián tiếp dạng Wh question
Công thức:
S + asked/ wanted to know/ wondered + Wh + S + V + …
Câu gián tiếp dạng mệnh lệnh, yêu cầu
Công thức
S + asked/ told/ demanded,… + O + (not) + to V + …
Một số dạng đặc biệt
Ngoài 3 dạng chính câu gián tiếp còn bao gồm một số cấu trúc đặc biệt như sau:
- Shall/ would dùng để diễn tả đề nghị, lời mời:
- Will/ would/ can/could dùng để diễn tả sự yêu cầu lịch sự:
- Câu cảm thán
5. Cách học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhớ nhanh
- Quá trình học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thường khiến không ít người cảm thấy chán nản vì những kiến thức khô khan, quá nhớ.
- Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn cải thiện chất lượng học ngữ pháp tiếng Anh chỉ trong thời gian ngắn.

5.1 Đưa ra mục đích rõ ràng
- Học hay làm bất bất cứ việc gì chúng ta đều cần có mục tiêu cụ thể để bản thân không đi lệch hướng.
- Nên xác định rõ trình độ và khả năng hiện tại để có mục đích phù hợp với khả năng của bản thân.
5.2 Chia nhỏ các mẫu ngữ pháp cho từng ngày
- Khối lượng kiến thức ngữ pháp cơ bản không phải có thể ghi nhớ trong ngày một ngày hai.
- Chính vì vậy, chia nhỏ khiến thức được xem là phương pháp hoàn hảo giúp bạn có thêm thời gian luyện tập và ghi nhớ lâu hơn.
5.3 Tập chung vào khối ngữ pháp của ngày
- Trong ngày bạn chỉ nên tập chung vào khối kiến thức mà mình đặt mục tiêu trước để đảm bảo hiệu quả.
- Sự sa đà vào một số chủ đề nhất định hoặc nhảy cóc kiến thức sẽ khiến người học không nhớ lâu và khả năng vận dụng kém.
5.4 Ôn luyện trước khi học mới hàng ngày
- Không có phương pháp nào giúp củng cố lại những kiến thức đã học tốt hơn việc luyện tập.
- Thay vì điểm lại toàn bộ công thức và cấu trúc có trong bài, bạn có thể tóm tắt lại các ý chính và ôn lại vào hôm sau.
- Toàn bộ quá trình này chỉ mất từ 5 – 10 phút. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn và rèn luyện được sự cẩn trọng trong học tập.
6. Tổng hợp tài liệu ngữ pháp tiếng anh cơ bản PDF
Để tiện cho mọi người có những tài liệu học ngữ pháp cơ bản tiếng anh tốt nhất; chúng tôi đã tổng hợp một số tài liệu PDF sau:
6.1 Ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mới
Link PDF: Đang cập nhật
6.2 Ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mất gốc
Link PDF: Đang cập nhật
6.3 Ngữ pháp tiếng anh cơ bản lớp 6
Link PDF: Đang cập nhật
6.4 200 cấu trúc ngữ pháp tiếng anh
Link PDF: Đang cập nhật
Trên đây là tổng hợp về những mẫu ngữ pháp tiếng anh cơ bản quan trọng nhất. Mong rằng bạn sẽ có lộ trình học tập phù hợp để đạt kết quả tốt nhất.