Hệ thống ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mới học bao gồm khối lượng kiến thức vô cùng lớn. Việc ghi nhớ và vận dụng một cách thành thạo sẽ tạo tiền để quan trọng để phát triển các kỹ năng ngoại ngữ khác. Cốt lõi của việc học ngữ pháp đến từ việc ghi nhớ những kiến thức căn bản và sự chăm chỉ. Vì vậy, thay vì học một cách dàn trải, hãy dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào những chủ điểm chính dưới đây.
1. Từ loại
Từ loại là mẫu ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mới học đầu tiên cần tiếp cận. Từ loại bao gồm:
1.1 Danh từ
- Danh từ – Nouns (n) trong tiếng Anh là những từ được dùng để chỉ tên người, tên sự vật, sự địa điểm, nơi chốn được nhắc đến trong câu.
- Trong một câu danh từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ, sau tính từ thường, tính từ sở hữu, sau động từ hoặc đặt trong từng cấu trúc cụ thể.
- Đây là mẫu ngữ pháp quan trọng trong các chương trình như: ngữ pháp tiếng anh A2, ngữ pháp tiếng anh thi trung học phổ thông quốc gia,…
- Ex: My mother is doctor
1.2 Đại từ

- Đại từ – Pronouns thường rất dễ nhầm lẫn với Danh từ. Trong tiếng Anh, đại từ được dùng với mục đích thay thế cho danh từ trong câu để tránh lỗi lặp từ.
- Dựa theo chức năng, đại từ được chia thành Đại từ nhân xưng, Đại từ phản thân, Đại từ sở hữu và Đại từ nhấn mạnh.
- Ex: I finish houseworks by myself
1.3 Động từ
- Động từ – Verb (v) là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong câu, được dùng để diễn tả hành động, sự việc được nhắc đến trong câu.
- Trong câu, vị trí của động từ thường đứng sau chủ ngữ, hoặc trạng từ chỉ tần suất
- Ex: She can run quickly
1.4 Tính từ
- Để miêu tả tính chất, đặc điểm của một sự vật, sự việc, chủ thể nào đó trong tiếng Anh, người ta thường sử dụng tính từ – Adjective (adj).
- Tính từ trong câu thường đứng sau động từ tobe và trước danh từ hoặc khi được đặt trong từ cấu trúc cụ thể
- Ex: She is as tall as her mother
1.5 Trạng từ

- Trạng từ – Adverb (adv) là từ loại dùng để nêu ra trạng thái, tình trạng của sự vật, chủ thể.
- Trong câu, trạng từ thường đứng trước động từ thường hoặc đứng giữa trợ động từ với động từ.
- Một số trạng từ chỉ mức độ liên kết sẽ đứng trước tính từ.
- Ex: She is so hot
1.6 Giới từ
- Giới từ – Prepositions (Pre) là từ loại dùng để diễn tả về hoàn cảnh, thời gian, không gian, vị trí được nói đến trong câu.
- Trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thường hay xuất hiện một số loại giới từ như chỉ thời gian, chỉ nơi chốn, sự di chuyển, mục đích, nguyên nhân, đối lập…
- Vị trí của giới từ thường đứng sau động từ Tobe, trước danh từ hoặc đứng sau tính từ
- Ex: Because of rain, we can’t go to a restaurant.
1.7 Liên từ
- Trong ngữ pháp tiếng Anh, liên từ – Conjunctions thường được sử dụng với mục đích liên kết các câu, cụm từ, mệnh đề lại với nhau.
- Liên từ được chia thành 3 loại chính là liên từ kết hợp, liên từ tương quan, liên từ phụ thuộc
- Ex: Marry is sick but she still tries to go to class
2. 7 Thì cơ bản trong tiếng Anh
- Trong tiếng anh có 12 thì, tuy nhiên đối với người mới học chỉ cần nắm chắc được 7 thì cơ bản nhất.
- Đây là ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mới học cần nhớ kỹ; bởi nó ảnh hưởng đến các phần ngữ pháp sau nữa.
2.1 Thì hiện tại đơn – Present simple
- Cách dùng: Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý; thói quen, sở thích hay hành động được lặp đi lặp lại ở hiện tại.
- Công thức: S+ tobe + O hoặc S + V(s/es) + O
- Dấu hiệu nhận biết: trạng từ chỉ tần suất như: Everyday/night/week, often, rarely, once, twice, usually, always, sometimes..
- Ví dụ: I usually wake up at 6 a.m
2.2 Thì hiện tại tiếp diễn- Present continuous tense
- Cách dùng: Diễn tả hành động đang xảy ra và kéo dài ở hiện tại; dự định, kế hoạch chắc chắn sắp xảy ra trong tương lai; cảnh báo, đề nghị và mệnh lệnh.
- Công thức: S + am/is/are + V_ing + …
- Dấu hiệu nhận biết: Now, at the moment, at present, right now, look, listen, be quiet.…
- Ví dụ: Be careful! A kid is just crossing the road.
2.3 Thì hiện tại hoàn thành – Present perfect tense
- Cách dùng: Diễn tả 1 hành động xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn ở hiện tại và tương lai; hành động xảy ra và kết quả trong quá khứ nhưng không nói rõ thời gian xảy ra.
- Công thức: S + has/have + V3/ed + O
- Dấu hiệu nhận biết: Since, for, Already, just, ever, never, yet, recently, before,…
- Ví dụ: I have worked here since 2010

2.4 Thì tương lai gần – Near future tense
- Cách dùng: Dùng để diễn tả một dự định, kế hoạch trong tương lai; một dự đoán có căn cứ, có dẫn chứng cụ thể.
- Công thức: S + is/ am/ are + going to + V(nguyên thể)
- Dấu hiệu nhận biết: in + thời gian, tomorrow, next + N…
- Ví dụ: I’m going to visit my grandmother in New Jersey next month.
2.5 Thì tương lai đơn – Simple future tense
- Cách dùng: Dùng để diễn tả dự định đột xuất xảy ra ngay lúc nói; sử dụng với mục đích nói lời ngỏ ý, hứa hẹn, đề nghị, đe dọa.
- Công thức: S + shall/will + V(infinitive) + O
- Dấu hiệu nhận biết: tomorrow, next day/week/month/year, in + N…
- Ví dụ: If you don’t save your money, you will be broke someday.
2.6 Quá khứ đơn – Past simple tense
- Cách dùng: Diễn tả một hành động đã xảy ra và đã kết thúc tại thời điểm trong quá khứ; hành động xảy ra liên tiếp tại trong thời điểm quá khứ hoặc hành động xen vào.
- Công thức: S + V2/ed + O
- Dấu hiệu nhận biết: Yesterday, last night/ last week/ last month/year, ago,…
- Ví dụ: I bought this new dress yesterday.
2.7 Quá khứ tiếp diễn – Past continuous tense
- Cách dùng: Diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ; hành động đang xảy ra trong quá khứ thì có một hành động khác cắt ngang.
- Công thức: S + were/ was + V_ing + O
- Dấu hiệu nhận biết: At/At this time, in, in the past…
- Ví dụ: I was studying when my mother called
3. Các mệnh đề
3.1 Mệnh đề quan hệ – Relative Clauses
- Mệnh đề quan hệ (mệnh đề tính từ) thường có vai trò bổ nghĩa hoặc thay thế cho danh từ đứng trước nó.
- Trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản có tổng cộng 5 loại mệnh đề quan hệ được dùng phổ biến nhất, có thể kể đến như:

Who
- Cách dùng: Thường dùng làm chủ từ trong mệnh đề quan hệ, thay thế cho danh từ chỉ người.
- Công thức: ….. N (person) + WHO + V + O
- Ví dụ: The woman who give me candy is my neighbor.
Whom
- Cách dùng: được dùng làm trợ từ cho động từ trong mệnh đề quan hệ, nhằm thay thế cho danh từ chỉ người
- Công thức: …..N (person) + WHOM + S + V
- Ví dụ: Zach is a person whom I admire very much
Which
- Cách dùng: làm chủ từ hoặc túc từ trong mệnh đề quan hệ với mục đích thay thế cho danh từ chỉ vật
- Công thức: ….N (thing) + WHICH + V + O/….N (thing) + WHICH + S + V
- Ví dụ: The umbrella which lost yesterday is found in my class.
That
- “That” thường được dùng trong mệnh đề quan hệ xác định; bổ nghĩa cho mệnh đề chính và không thể loại bỏ đi.
- Có thể dùng từ that thay thế cho who, whom, which…
Whose
- Cách dùng: Đại từ dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật, thường thay cho các từ: her, his, their, hoặc hình thức ‘s
- Công thức: …..N (person, thing) + WHOSE + N + V ….
- Ví dụ: I know Jane’s brother whose plays in same football team with me.
3.2 Mệnh đề trạng ngữ

- Mệnh đề trạng ngữ được xếp vào nhóm mệnh đề phụ thuộc và là ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mới học cần nắm vững.
- Mặc dù trong công thức chứa đồng thời cả chủ ngữ và động từ nhưng chúng lại không thể đứng một mình và bị phụ thuộc về nghĩa.
- Trong đó, mệnh đề trạng ngữ thường được bắt đầu với các liên từ như because, although, until, as if….
- Ví dụ: My dad is trying to go home before night has fallen.
3.3 Mệnh đề danh từ
- Mệnh đề danh từ trong ngữ pháp tiếng Anh đóng vai trò như một danh từ trong câu.
- Chúng có thể làm tân ngữ hoặc chủ ngữ, hoặc bổ ngữ cho câu.
- Ví dụ: The girl i met in a restaurant who is a new student.
3.4 Rút gọn mệnh đề
Để giúp câu văn trở nên ngắn gọn, rõ nghĩa và tránh lặp từ, bạn có thể tham khảo 1 trong 5 cách rút gọn mệnh đề dưới đây:
- Lược bỏ mệnh đề quan hệ bằng cách dùng V-ing
- Rút gọn bằng cách dùng V-ed
- Rút gọn bằng “to V”
- Rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cụm danh từ
- MĐQH tính từ có chứa to be và tính từ/cụm tính từ
Rút gọn mệnh đề là kiến thức rất quan trọng cho những người tham gia thi các chứng chỉ như: A2, B1, B2… Truy cập ngữ pháp tiếng anh b1 pdf để đọc kỹ hơn về rút gọn mệnh đề.
4. Câu điều kiện
- Hệ thống câu điều kiện được dùng để nói lên một giả thiết, giả định về một sự việc có thể xảy ra (hoặc không) kèm theo những điều kiện cụ thể.
- Câu điều kiện thường gồm có 2 phần: Mệnh đề If ( mệnh đề phụ) và Mệnh đề kết quả (mệnh đề chính).

4.1 Câu điều kiện loại 0
- Cách dùng: Điều kiện diễn tả thói quen, sự thật hiển nhiên
- Công thức: If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh
4.2 Câu điều kiện loại 1
- Cách dùng: If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall…… + V
- Công thức: Dùng để nói về sự kiện có thể xảy ra ở hiện tại ở tương lai
4.3 Câu điều kiện loại 2
- Cách dùng: If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V
- Công thức: Điều kiện xảy ra không có thật ở hiện tại
4.4 Câu điều kiện loại 3
- Cách dùng: If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could…+ have + V(pp)/Ved
- Công thức: Điều kiện xảy ra không có thật trong quá khứ
5. Câu bị động
- Việc sử dụng câu bị động trong tiếng Anh nhằm mục đích nhấn mạnh vào hành động xảy ra và đối tượng chịu tác động từ hành động đó.
- Để có thể chuyển đổi chính xác từ câu chủ động, sang bị động chúng ta cần phải chú ý tới yếu tố thì (tense) trong câu, giới từ, thời gian…

5.1 Cấu trúc bị động ở các thì hiện tại
- Thì hiện tại đơn: S + V + O => S + be + V3 (+ by Sb/O)
- Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/ is/are + V_ing + O => S + am/ is/are + being + V3 (+ by Sb/O)
- Thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + V3 + O => S + have/has + been + V3 (+ by Sb/ O)
5.2 Cấu trúc bị động ở các thì quá khứ
- Quá khứ đơn: S + V_ed + O => S + was/ were + V3 (+ by Sb/O)
- Quá khứ tiếp diễn: S + was/ were + V_ing + O => S + was/ were + being + V3 (+ by Sb/O)
- Quá khứ hoàn thành: S + had + V3 + O => S + had + been + V3 (+ by Sb/O)
5.3 Cấu trúc bị động ở các thì tương lai
- Tương lai đơn: S + will V + O => S + will be + V3 (+ by Sb/O)
- Tương lai gần: S + is/ am/ are going to + V inf + O => S + is/ am/ are going to BE + V inf (by O)
- Tương lai tiếp diễn: S + will be + V_ing + O => S + will be + being + V3 (+ by Sb/O)
- Tương lai hoàn thành: S + will have + V3 + O => S + will have + been + V3 (+ by Sb/ O)
6. Câu so sánh
- Câu so sánh trong ngữ pháp tiếng Anh có vai trò nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của chủ thể được nhắc đến.
- Việc sử dụng những cấu trúc so sánh trong các bài luận sẽ tạo cảm giác uyên bác, sinh động hơn cho luận điểm.

6.1 So sánh bằng
- Công thức: So sánh bằng với tính từ/trạng từ: S + V + as + (adj/ adv) + as hoặc so sánh bằng với danh từ: S + V + the same + (noun) + as
- Ví dụ: He is as tall as me
6.2 So sánh hơn
Công thức:
- So sánh hơn trong tiếng Anh với tính từ và trạng từ ngắn: S + V + (Adj/Adv) + “-er” + than
- So sánh hơn trong tiếng Anh với tính từ và trạng từ dài: S + V + more + Adj/Adv + than
Ví dụ:
- He speaks French more fluently than his friend.
6.3 So sánh hơn nhất
Công thức:
- So sánh hơn nhất trong tiếng Anh với tính từ và trạng từ ngắn: S + V + the + Adj/Adv + -est
- So sánh hơn nhất trong tiếng Anh với tính từ và trạng từ dài: S + V + the + most + Adj/Adv
Ví dụ:
- My yard is the largest one in my neighborhood.
7. Câu hỏi đuôi
- Cấu trúc câu hỏi đuôi được ứng dụng trong tiếng Anh bao gồm một mệnh đề đi kèm với câu hỏi ngắn ở cuối.
- Mục đích của câu hỏi đuôi là nhấn mạnh ý của câu, người đặt câu hỏi dường như đã biết trước đáp án và chỉ muốn nhận lại câu trả lời thỏa đáng từ đối phương.
- Công thức chung: S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?

7.1 Câu hỏi đuôi ở thì hiện tại
- Mệnh đề khẳng định, aren’t I
- Mệnh đề phủ định, am/is/are + S?
7.2 Câu hỏi đuôi ở thì quá khứ
- Mệnh đề khẳng định, wasn’t/ weren’t + S?
- Mệnh đề phủ định, was/were + S?
7.3 Câu hỏi đuôi ở thì tương lai
- Mệnh đề khẳng định, won’t + S?
- Mệnh đề phủ định, will + S?
7.4 Câu hỏi đuôi với động từ khuyết thiếu
- Mệnh đề khẳng định, modal V + not + S?
- Mệnh đề phủ định, modal V + S?
8. Câu tường thuật
8.1 Câu khẳng định
- Câu khẳng định (affirmative sentence) được dùng để thông báo một sự kiện, tin tức nào đó.
- Câu khẳng định phải thể hiện được tính đúng đắn và sự thật.
8.2 Câu phủ định
- Câu phủ định dùng để bày tỏ ý kiến phản đối, không đồng tình với hành động, sự kiện nào đó.
- Ngoài cấu trúc với từ not, câu phủ định còn rất nhiều cách viết khác như:
Câu phủ định với từ “Not”
- Để tạo thành một câu phủ định trong tiếng Anh, ta chỉ cần đặt thêm từ “not” vào sau trợ động từ hoặc động từ tobe hoặc một số động từ khuyết thiếu.
- Trong các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn khi chuyển sang dạng phủ định phải chia phù hợp dạng của các từ do/does/did.

Câu phủ định với “Any/No”
- Đây là cấu trúc nhằm nhấn mạnh ý nghĩa phủ định.
- Chúng ta sẽ đổi “some” trong câu khẳng định chuyển thành “any/no” + danh từ trong câu phủ định.
Câu phủ định song song
- Mệnh đề phủ định 1, even/still less/much less + Danh từ hoặc động từ ở hiện tại đơn = Đã không …, chứ đừng nói đến…/ Không…, mà càng lại không …
- Ex: Jean doesn’t bring the book, even remembers the lesson.
8.3 Câu nghi vấn
Chức năng chính của câu nghi vấn và dùng để hỏi với mong muốn tìm kiếm đáp án về một vấn đề nào đó. Có tất cả loại câu hỏi thường gặp:
Câu hỏi Yes/No
- Cấu trúc: Trợ động từ + S + V +…?
- Ví dụ: Do you have a book? => yes, i do/ No, i don’t have.
Câu hỏi có từ để hỏi
- Cấu trúc: Từ để hỏi (what, why, where, when, how, who…) + trợ động từ/V + S …?
- Ví dụ: How do you go to school?
Câu hỏi chọn lựa
- Cấu trúc: Trong câu thường có 2 vế để lựa chọn, ngăn cách nhau bởi từ “or”.
- Ví dụ: Would you like some tea or coffee?
9. Câu chẻ
Câu chẻ (Cleft Sentences) là dạng câu ghép được sử dụng nhằm nhấn mạnh vào một bộ phận nhất định như chủ ngữ, tân ngữ hoặc trạng từ.
Cấu trúc nhấn mạnh chủ ngữ
- It is/was + chủ ngữ + who/that + V
- Ví dụ: It is Luna who is the most beautiful girl in my class.
Cấu trúc nhấn mạnh tân ngữ
- It is/was + tân ngữ + that/whom + S + V
- Ví dụ: It was the employee that the boss gave a promotion last week.

Cấu trúc nhấn mạnh trạng ngữ
- It is/was + từ/cụm từ chỉ trạng ngữ + that + S + V + O
- Ví dụ: It is the day that my son started his first class.
Nhấn mạnh trong câu bị động
- It + is / was + Noun + that + be + V3/V-ed (past participle)
- Ví dụ: It is the film that is usually discussed
Cấu trúc câu chẻ nhấn mạnh với “What”
- What clause + V + is/was + câu/từ được dùng để nhấn mạnh
- Ví dụ: What Mary likes for breakfast is always a cup of coffee
10. Giới từ in, on, at
- Giới từ – prepositions là các từ hoặc cụm từ có vai trò liên kết giữa hai danh từ khác nhau trong câu, thường mang ý nghĩa vị trí, thời gian, địa điểm…
- Giới từ thường được đặt trước danh từ hoặc đại từ.

10.1 In
- Đứng trước danh từ chỉ tháng hoặc năm
- Chỉ thời gian cụ thể trong ngày, tháng hoặc năm
- Thế kỷ hoặc một thời gian cụ thể trong quá khứ, tương lai,…
- Vị trí bên trong một không gian 3 chiều hoặc một diện tích có ranh giới (ranh giới vật lý hoặc có thể nhìn thấy được .
- Chỉ phương hướng hoặc vị trí
10.2 On
- Đứng trước danh từ chỉ thứ trong tuần.
- Ngày hoặc ngày tháng cụ thể
- Vị trí trên bề mặt một vật nào đó
- Nằm trong cụm từ chỉ vị trí
10.3 At
- Dùng để nói về thời gian theo đồng hồ
- Sử dụng với mục đích diễn tả thời gian ngắn và chính xác
- Chỉ điểm cụ thể hoặc một nơi, tòa nhà thường xuyên diễn ra hoạt động nào đó
11. Các động từ đặc biệt
Ngoài ngữ kiến thức nêu trên còn có rất nhiều động từ đặc biệt. Dưới đây là top 8 động từ thường gặp nhất trong các bài tập, kỳ thi:
- Would: Ngoài cách dùng trong câu điều kiện, would còn dùng để chỉ một thói quen trong quá khứ.
- Would rather: Would rather cùng nghĩa với prefer (thích hơn) nhưng chỉ đi với động từ.
- Would like: thường được dùng để diễn đạt mong muốn hoặc đưa ra lời mời, lời đề nghị một cách lịch sự.
- Could, may, might: Được dùng để chỉ một khả năng – diễn tả những gì mà người nói cảm thấy chưa chắc chắn lắm.
- Could, may, might + Perfective: Thường dùng để chỉ một khả năng/ điều kiện trong quá khứ.
- Should: Sử dụng khi đưa ra một lời đề nghị, khuyên hoặc sự mong chờ.
- Should + Perfective: Nói về một hành động, sự kiện đáng lẽ nên xảy ra ở quá khứ, nhưng vì một lý do nào đó đã không xảy ra.
- Must: Chỉ yêu cầu, trách nhiệm hành động với mức độ mạnh hơn “should”.
- Have to: Mặc dù có ý nghĩa tương đồng với “Must” nhưng “have to” không mang ý bắt buộc.
Để xem được hết tất các chủ đề ngữ pháp trong tiếng Anh; truy cập ngay tổng ôn ngữ pháp tiếng Anh.
12. Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu
- Để việc học ngoại ngữ đạt kết quả cao chỉ trong một thời gian nhất định thì mục tiêu và kế hoạch học tập chính là những yếu tố cần được chú trọng.
- Dưới đây là lộ trình ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mới học mà bạn có thể tham khảo.

Tuần 1 | Các từ loại |
Tuần 2 | Thì hiện tại đơn |
Tuần 3 | Thì hiện tại tiếp diễn |
Tuần 4 | Thì hiện tại hoàn thành |
Tuần 5 | Thì tương lai gần |
Tuần 6 | Thì tương lai đơn |
Tuần 7 | Quá khứ đơn |
Tuần 8 | Quá khứ tiếp diễn |
Ôn tập tổng hợp | |
Tuần 9 | Kiến thức các mệnh đề |
Tuần 10 | Câu điều kiện |
Tuần 11 | Câu chủ động – bị động |
Tuần 12 | Câu so sánh |
Tuần 13 | Câu hỏi đuôi |
Tuần 14 | Câu tường thuật |
Tuần 15 | Câu chẻ |
Tuần 16 | Giới từ |
Tuần 17 | Các động từ đặc biệt |
Ôn tập tổng hợp | |
Bài tập tổng hợp và kiểm tra đánh giá |
- Sau khi xác định được lộ trình thì mọi người cần phải lựa chọn tài liệu chất lượng để ôn luyện.
- Truy cập tài liệu học ngữ pháp tiếng anh cơ bản để tìm tài liệu học chất lượng và phù hợp nhất.
Các mẫu ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mới học bao gồm các cấu trúc và bài tập ở mức căn bản. Mong rằng sau những thông tin chúng tôi chia sẻ bạn sẽ có mục tiêu và lộ trình học tiếng Anh rõ ràng nhất.