Chú trọng vào những cách ghi chép ngữ pháp tiếng Anh là thói quen vô cùng quan trọng giúp quá trình học của bạn đạt hiệu quả cao hơn. Khối lượng kiến thức tại mỗi chủ điểm ngữ pháp nhiều đòi hỏi cần có phương pháp ghi nhớ khoa học. Hãy bắt đầu lựa chọn ngay cho mình một cách ghi chép ngữ pháp tiếng Anh phù hợp thông qua 7 gợi ý dưới đây nhé.
1. Cách ghi chép ngữ pháp tiếng Anh ra giấy note

- Sử dụng giấy note là cách ghi chép ngữ pháp đơn giản và phổ biến nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng; viết tay giúp ôn tập lại kiến thức và ghi nhớ mạnh mẽ hơn note trên điện thoại.
- Để ghi chép hiệu quả; hãy cùng khám phá những cách ghi chép ngữ pháp dưới đây để thực hành ngay nhé:
- Đặt câu với các từ vựng mới hoặc sắp xếp theo trình tự nhất định.
- Ghi chép lại ngắn gọn các cấu trúc ngữ pháp trong ngày.
- Highlight các chủ điểm quan trọng hoặc thay đổi màu sắc viết, khoanh tròn, dùng ký hiệu với những từ cần nhấn mạnh.
- Thường xuyên điểm qua các kiến thức mỗi ngày
2. Ghi chép bằng nhiều màu sắc khác nhau
- Thay vì sử dụng giấy nhớ chỉ có một màu sắc; bạn có thể tối ưu hiệu quả học tập bằng các loại giấy có màu sắc khác nhau.

- Mỗi màu giấy thường tương ứng với một chủ điểm hoặc chủ đề nhất định như: các thì, giới từ, các loại câu, từ vựng chủ đề gia đình, chủ đề trường lớp…
- Ngoài ra bạn có thể đa dạng trong cách lựa chọn kích cỡ, kiểu dáng và phong cách thiết kế của giấy ghi chép để kích thích sự sáng tạo, cảm hứng học tập hơn.
3. Ghi chép ngữ pháp tiếng Anh vào sổ tay
- Việc ghi chép bằng sổ tay sẽ phù hợp để tổng hợp kiến thức sau của một chương trình học hoặc theo từng giai đoạn nhất định.
- Sau đây là các phương pháp giúp bạn ghi chép ngữ pháp bằng sổ tay một cách hiệu quả nhất:
Cách 1: Kẻ cột
Chuẩn bị một cuốn sổ tay yêu thích; có thể chọn loại có dòng kẻ hoặc không. Sau đó tiến hành kẻ bảng bao gồm 5 cột.
- Cột 1: Ghi chép các từ vựng mới
- Cột 2: Ghi nghĩa Tiếng Việt của từ đó
- Cột 3: Ghi từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng với từ vựng đó.
- Cột 4: Ghi các từ vựng liên cùng chủ đề
- Cột 5: Đặt câu ví dụ với từ mới.

Cách 2: Liệt kê và đặt câu đi kèm
- Bạn hãy xác định các chủ đề liên quan tới bài học; sau đó liệt kê khoảng 20 – 30 từ mới tùy theo khả năng ghi nhớ.
- Sau đó hãy đặt câu với 5 – 10 từ mới đã note để hiểu cách dùng và ghi nhớ từ.
- Đây là cách ghi chép rất phù hợp để học các cấu trúc ngữ pháp tiếng anh cơ bản; giúp bạn nhanh chóng nắm được công thức và cách áp dụng của cấu trúc câu.
Cách 3: Gấp đôi tờ giấy ghi chép
- Bạn sẽ gấp đôi từ giấy lại thành 2 nửa bằng nhau. Một nửa dùng để ghi chép từ mới và phần còn lại là nghĩa tiếng Việt.
- Bạn có thể học thuộc bằng cách che 1 trong 2 bên lại và thực hành luân phiên để ghi nhớ tốt hơn.
Cách 4: Ghi chép theo từng bài học
- Nếu gặp khó khăn trong việc tổng hợp từ mới theo chủ đề; bạn hoàn toàn có thể chia theo các bài học.
- Việc ghi chép và ôn tập theo từng lesson/unit cũng là một gợi ý không tồi.
4. Ghi chép bằng phương pháp Mind Map
- Mind Map (sơ đồ tư duy) là một phương pháp ghi nhớ được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
- Cơ chế ghi nhớ của phương pháp này dựa trên sự đáp ứng của não bộ với hình ảnh và màu sắc; nên đặc biệt biệt hiệu quả với quá trình học ngoại ngữ.
- Không chỉ hữu ích với việc học từ mới mà còn rất tốt để học ngữ pháp tiếng anh cơ bản cho người mới học.

- Để thực hiện ghi chép ngữ pháp tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy; bạn chỉ cần thực hiện các bước như sau:
- Vẽ một chủ hình ở trung tâm, đại diện cho chủ điểm hoặc chủ đề ngữ pháp cần ôn tập.
- Sau đó tiếp tục vẽ các nhánh để biểu thị nội dung liên quan.
- Các nhánh nhỏ sẽ minh họa cho một nhánh chính mà nó xuất phát.
- Mỗi nhánh sẽ có màu sắc khác nhau, để nhấn mạnh các ý; bạn có thể dùng highlight hoặc khoanh tròn, gạch chân.
- Khi đã quen dần với phương pháp này, người học có thể phát triển thành nhiều định dạng khác nhau tùy theo sự sáng tạo ( cái cây, con đường, hình tháp…)
5. Ghi chép bằng việc vẽ tranh minh họa
- Khả năng ghi nhớ và liên tưởng của não bộ với hình ảnh sẽ tốt hơn so với từ ngữ.
- Chính vì vậy bạn có thể bổ sung thêm vào giấy note hoặc sổ tay những hình vẽ và sticker ngộ nghĩnh, minh hoạ cho chủ điểm kiến thức để tăng hứng thú học tập.

6. Cách ghi chép bằng Sketchnote
- Sketchnote là phương pháp ghi chép và tổng hợp thông tin kết hợp giữa hình ảnh vẽ tay và chữ viết.
- Điều đặc biệt nhất của phương pháp này chính là bạn hoàn toàn có thể tự sáng tạo theo phong cách riêng của mình, bất kể có khéo tay hay không.

- Khi thực hiện Sketchnote, phần hình ảnh phác họa sẽ chiếm ưu thế hơn so với câu chữ.
- Nếu mới bắt đầu hoặc không giỏi trong hội họa; bạn có thể thử sức với những chi tiết đơn giản như: Dấu chấm, đường thẳng, đường cong, hình vuông, ô tô, bút chì…và hãy đảm bảo các đề mục được vẽ nổi bật nhất.
7. Ghi chép bằng phương pháp Bullet Journal
- Bullet Journal là phương pháp ghi chép nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn; đặc biệt phù hợp để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh.
- Thay vì viết lại toàn bộ kiến thức ngữ pháp, từ vựng học được, phương pháp Bullet Journal sẽ hướng người dùng tới thói quen ghi chép khoa học.

- Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để bắt đầu học ngoại ngữ theo phương pháp này:
- Sử dụng trang đầu tiên làm mục lục, ví dụ như: Chia từ vựng theo các chủ đề, 12 thì trong tiếng Anh, phrasal verb thông dụng, mẹo phát âm…
- Điền các nội dung vào những trang tiếp theo với tiêu đề phù hợp, đừng quên quay lại phần mục lục để đánh số trang nhé.
- Chia nội dung kiến thức thành các gạch đầu dòng, không nên viết tràn lan. Có thể bổ sung thêm một số ký tự, bảng hoặc hình ảnh để minh họa.
>>> Xem thêm bài viết: Ngữ pháp tiếng Anh trình độ A2 để tham khảo các kiến thức ngữ pháp thi chứng chỉ A2.
8. Một số tip về cách ghi chép khi học ngoại ngữ
Để có thể ghi chép ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả và đúng cách, bạn đọc nên đặc biệt lưu ý tới một số mẹo hay dưới đây:

- Ghi chép ngay sau mỗi bài học, nếu để quá lâu sẽ dẫn tới gia tăng khối lượng kiến thức, đồng thời giảm khả năng ghi nhớ và tổng hợp.
- Bạn có thể cùng lúc sử dụng nhiều phương pháp ghi chép khác nhau, ưu tiên cách mà bạn cảm thấy hiệu quả hơn hẳn.
- Đối với những người dùng phương pháp viết ghi chú, chỉ nên viết trên 1 mặt giấy để sắp xếp hơn, tránh bỏ sót kiến thức ở mặt sau.
- Ghi chép lại bất cứ điều gì giáo viên/giảng viên đặc biệt chú trọng hoặc chia sẻ mà không có trong sách vở
- Luôn để dành một khoảng trống vừa phải ở giấy note hoặc sổ để có thể kịp thời bổ sung những kiến thức mới.
- Lựa chọn những cuốn sổ tay có gáy xoắn để tiện lợi cho quá trình ghi chép.
- Luôn chuẩn bị sẵn sàng nhiều loại bút khác nhau, đa dạng màu sắc và bút dạ quang để đánh dấu các phần quan trọng.
- Thường xuyên ôn tập lại những kiến thức đã ghi chép sẽ giúp bạn nhớ lâu các kiến thức ngữ pháp tiếng Anh.
Việc ghi nhớ và vận dụng thành thạo những kiến thức ngữ pháp trong tiếng Anh chưa bao giờ là điều đơn giản. Hy vọng rằng thông qua những cách ghi chép ngữ pháp tiếng Anh mà bài viết gợi ý trên đây có thể giúp độc giả chọn cho mình một “trợ thủ” đắc lực trên con đường chinh phục môn ngoại ngữ này.